Phòng - chống mối

chống thấm

thi công trần, vách các loại

xây dựng dân dụng

thông tin liên hệ
Phan Trang Linh
Phó Tổng Giám Đốc
0903 239 792 - (024) 22471586

Chia sẻ lên:
Giới thiệu chung về mối

Giới thiệu chung về mối

Mô tả chi tiết
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỐI
ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MỐI
 
  Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đó là điều kiện thuận lợi cho mối phát sinh và phát triển. Theo số liệu điều tra cơ bản, chỉ riêng ở Việt Nam đă có tới 115 loài mối khác nhau và được chia làm 3 loại: mối nhà, mối đất và mối gỗ khô.
Đặc điểm sinh học đầu tiên của mối là đời sống xã hội. Một tổ mối đang phát triển có rất nhiều cá thể, khi bị tách ra khỏi quần thể đó thì một cá thể hay một số ít cá thể mối sẽ không thể tồn tại bình thường trong tự nhiên. Đó là đặc điểm khác biệt của mối - một trong các loài côn trùng xã hội.
Một quần thể mối khi đã trưởng thành sẽ sinh ra một lượng mối cánh rất lớn. Khi mối cánh chín sinh dục gặp điều kiện bên ngoài thuận lợi chúng sẽ rời tổ bay đi. Đây là hiện tượng bay giao hoan phân đàn, thường diễn ra mạnh nhất từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Sự hình thành của một tổ mối mới lúc đầu chỉ có hai cá thể là mối đực (sau trở thành mối vua) và mối cái (sau trở thành mối chúa). Lúc mới cặp đôi mối Chúa chỉ đẻ từ 5 - 25 trứng tuỳ theo đặc điểm của loài mối, sau đó sức sinh sản tăng dần tuỳ thuộc vào tuổi của mối Chúa. Khi mối Chúa không còn khả năng sinh sản thì sẽ bị mối thợ tiêu diệt và mối hậu bị sẽ lên thay thế.
Trong xã hội của mối, có mối Chúa, mối Vua, mối thợ, mối lính, mối cánh non, mối cánh trưởng thành và mối chúa thay thế (mối hậu bị).
* Mối vua: Chức năng cơ bản của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. Mối vua được mối thợ chăm sóc và nuôi dưỡng, nhưng hình dạng và kích thước không thay đổi. Đối với một số loài khi mối vua chết thì thành phần trung gian có thể phát triển thành mối vua thay thế.
* Mối Chúa: là cá thể sinh sản chính trong các tổ mối. Mối chúa có hình dạng và nguồn gốc hình thành khác nhau nên có thể chia mối Chúa thành hai loại:

Mối chúa chính thức là mối chúa được hình thành sau khi bay giao hoan phân đàn và là một trong hai cá thể đầu tiên của tổ mối. Do mối chúa chính thức có nhiệm vụ sinh sản và được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo nên hình dạng và kích thước cơ thể biến đổi nhiều, phần ngực và đầu ít thay đổi còn phần bụng thì phát triển đạt kích thước có thể gấp 200-300 phần đầu.

Mối chúa thay thế được hình thành khi mối chúa chính thức bị chết. Kích thước cơ thể mối chúa thay thế cũng đạt gần bằng mối chúa chính thức.

Mối lính: là dạng chuyên hoá theo hướng không gặm gỗ và có chức năng chính là bảo vệ. ở mối lính của loài Coptotermes thì ngoài hàm trên khoẻ còn có thêm lỗ phun hạch độc ở trên trán giúp chúng tấn công kẻ thù và bảo vệ tổ rất hiệu nghiệm. Ngoài ra, mối lính còn tham gia tìm nguồn thức ăn, tìm vị trí đắp đường mui và hướng dẫn mối thợ đến các vị trí đó. Mối lính Coptotermes còn tham gia đục khoét hang để mở đường, xây tổ.
* Mối thợ: được phát triển theo chức năng chính là lao động nên mối thợ của tất cả các loài đều có phần phụ miệng là nghiền. ở trong tổ, mối thợ làm nhiệm vụ gặm gỗ, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc mối non, mớm thức ăn cho mối lính, mối vua, mối chúa và mối non, di chuyển tổ, điều tiết khí hậu trong tổ…Ngoài ra còn nhiều chức năng nữa như dự báo thời vụ giao hoan, thông tin giữa các cá thể…

       Mối ưa sự kín đáo, ấm áp và ẩm ướt, khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm thì mối sẽ hoạt động rất mạnh. Mối là côn trùng gây hại nhiều mặt cho nền kinh tế của nhiều quốc gia như nhà cửa, kho tàng, hàng hoá, cây trồng và đê đập…...

 

 

Xem thêm các sản phẩm liên quan
Giới thiệu chung về mối
Giới thiệu chung về mối